Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã phá vỡ cuộc sống và công việc thường ngày của mọi người dân Trung Quốc, nhưng biến cố này cũng vô tình khiến một số giáo viên nước này trở thành người nổi tiếng trên mạng.
Kỳ thi đại học của Trung Quốc (hay còn gọi là ‘gaokao’) thường được tổ chức vào tháng 6 hằng năm. Kỳ thi này luôn được coi là một ‘cuộc chiến’ cam go của các sĩ tử. Nhưng trước tình hình dịch bệnh như thế này, việc học tập của học sinh ở nhiều địa phương Trung Quốc bị gián đoạn.
Các giáo viên ở Trường Trung học số 10, TP Fuzhou, tỉnh Phúc Kiến đã bắt đầu dạy học qua ‘live-stream’ từ ngày 5/2 để giúp các học sinh cuối cấp duy trì việc học tập. Hình ảnh các giáo viên sử dụng mọi vật dụng gia đình làm thiết bị ‘live-stream’ một cách sáng tạo cũng được cộng đồng mạng chia sẻ chóng mặt. Từ dây điện, móc treo quần áo, gậy selfie cho tới quạt điện… đều có thể tạo ra các giá đỡ hữu hiệu cho những chiếc điện thoại di động.
Khi Li Meng, một giáo viên của Trường Trung học Fuzhow tiết lộ một loạt thiết bị ‘live-stream’ sáng tạo cho các đồng nghiệp của mình, cộng đồng mạng trên khắp Trung Quốc đã vô cùng ‘choáng ngợp’ trước sự nhiệt huyết của cô giáo với công việc.
Cô Li cho biết, các giáo viên - đặc biệt là ở môn Toán và Khoa học - cần cho học sinh thấy cả quá trình giải đề, vì thế họ phải đặt điện thoại ở những vị trí thích hợp để quay phim.
‘Lúc đầu, học sinh không biết chúng tôi đang sử dụng những thiết bị đơn giản mà mang lại hiệu quả khá tốt như vậy. Sau khi biết sự thật, nhiều em rất cảm động và chú ý vào bài giảng hơn’ – cô Li chia sẻ với tờ Global Times.
![]() |
Thầy cô Trung Quốc trang bị các thiết bị để dạy học 'live-stream' |
Không những thế, các thầy cô trên ‘mặt trận’ ‘live-stream’ còn thay đổi cả ngôn ngữ giảng bài để phù hợp với hoàn cảnh cũng như giữ được sự chú ý của học sinh. Họ sẵn sàng dùng ngôn ngữ của giới trẻ để tương tác với các em.
Tuy vậy, cô Li và các đồng nghiệp cũng cảm thấy căng thẳng hơn sau khi mình bị nổi tiếng bất đắc dĩ.
So với các bài giảng truyền thống trong lớp học, các giáo viên phải chuẩn bị nhiều hơn cho bài giảng ‘live-stream’ bởi vì dạy ‘online’ có ít sự tương tác giữa 2 bên.
‘Nếu dạy trực tiếp, chúng tôi mất 45 phút thì dạy online, chúng tôi chỉ mất 25-30 phút. Hơn nữa, chúng tôi không nhìn thấy mặt học sinh để đoán xem chúng có hiểu bài hay không’ – Li chia sẻ về nhược điểm của học trực tuyến.
![]() |
Thầy Wang huy động mọi vật dụng trong nhà cho việc giảng dạy |
Nhưng với thầy Wang Yu, 35 tuổi – người đã quen thuộc với mạng xã hội, việc đứng trước camera lại dễ dàng hơn nhiều.
Một clip của thầy Wang mới đây được lan truyền trên các trang mạng. Trong clip, thầy Wang dùng cửa nhà tắm làm bảng đen, dùng cây lau nhà làm thước, khiến hàng triêu cư dân mạng thích thú.
‘Các cửa hàng văn phòng phẩm đóng cửa vì dịch bệnh, vì vậy tôi quyết định dùng cánh cửa như một sự thay thế tạm thời’ – Wang giải thích.
8 giờ sáng một ngày thứ Tư, thầy Wang - hiện đang dạy môn Sinh học ở một trường trung học ở tỉnh Cát Lâm – bắt đầu giao bài tập về nhà trong một nhóm WeChat cho 180 học sinh. Sau đó, anh sẽ xuất hiện trên màn hình để trả lời câu hỏi của các em.
Phòng ăn của anh bỗng dưng trở thành phòng học. Anh đặt lại chiếc điện thoại vào giá đỡ, đặt máy tính lên bàn ăn và dựng bảng đen cạnh chiếc tủ lạnh để chuẩn bị cho giờ giảng trên trang web Youku lúc 3 giờ chiều.
![]() |
Thầy Wang Yu, 35 tuổi là một trong những giáo viên 'ngôi sao' thời Covid-19 |
Wang rất giỏi trong việc tìm thiết bị thay thế khi dạy ở nhà. Khi giờ giảng đang diễn ra, anh đi vào bếp và lấy ra một cây hành xanh dùng làm thước. Giờ học thu hút hơn 560 người xem trên Youku. Có những giờ học của anh thu hút 200 nghìn lượt ‘like’.
Tính cách hài hước của Wang đã giành được sự yêu mến của nhiều em học sinh trên Internet. ‘Tôi hi vọng những cách thức này có thể giúp bọn trẻ tập trung và tích cực hơn trong việc học tập’.
‘Khán giả’ của anh không chỉ có học sinh, mà còn có cả phụ huynh và các đối tượng khác.
‘Ngay cả tôi – một người chưa bao giờ học trung học – cũng có thể hiểu được những gì anh giảng’ – một cư dân mạng bình luận.
‘Tôi rất thích thầy giáo này. Anh ta tử tế và kiên nhẫn’ – một người khác viết.
Trong khi dịch virus viêm phổi Covid-19 vẫn đang hoành hành, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã áp dụng phương pháp dạy học trực tuyến cho sinh viên.
" alt=""/>Thầy cô Trung Quốc bỗng dưng nổi tiếng nhờ dạy học 'liveCăn cứ vào tình hình dịch bệnh được kiểm soát như hiện nay và nếu không có diễn biến phức tạp thêm, Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3; chỉ đạo Sở GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.
Bộ GD-ĐT điều chỉnh, thời gian đi học trở lại của học sinh sẽ bắt đầu từ 2/3; thời gian kết thúc năm học trước ngày 30/6. Bộ cũng “chốt” thời gian thi THPT quốc gia từ 23-26/7.
Căn cứ vào khung kế hoạch thời gian này, các địa phương chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2019-2020 phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của địa phương.
Tong trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn thì phải căn cứ vào khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh của Bộ GD-ĐT để xây dựng kế hoạch học bù, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục, kịp thời gian kết thúc năm học và thi THPT quốc gia của cả nước.
Có thể đi học muộn hơn ngày 2/3
Làm rõ hơn về nội dung “Thời gian đi học trở lại bắt đầu từ ngày 2/3/2020” của công văn, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay:
“Bộ GD-ĐT chỉ đề ra khung chung, có điểm đầu và điểm cuối, còn việc xây dựng kế hoạch cụ thể do địa phương quyết định.
Quyết định 2071 ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đã nêu rõ giám đốc các sở GD-ĐT đã có quyền cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt”, ông Thành nói.
Do đó, trường hợp một số địa phương tùy vào điều kiện thực tế, có thể quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn so với ngày 2/3. Song phải căn cứ vào khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh của Bộ để xây dựng kế hoạch học bù, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục, kịp thời gian kết thúc năm học.
Theo ông Thành, các mốc thời gian về xét công nhận và hoàn thành chương trình tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp THCS, hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 được nêu trong quyết định kèm theo công văn này.
Cụ thể,theo quyết định do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ký, các mốc thời gian như sau:
Kết thúc học kì I trước ngày 20/1, hoàn thành chương trình giáo dục học kỳ II trước ngày 28/6 và kết thúc năm học trước ngày 30/6.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 15/7.
Hoàn thành chương trình tuyển sinh lớp 10 trước ngày 15/8.
Các địa phương báo cáo về Bộ GD-ĐT tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng trước ngày 10/9, sơ kết học kỳ I trước ngày 30/1, tổng kết năm học, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 31/7.
![]() |
![]() |
Thúy Nga - Thanh Hùng
-Vì lịch thi THPT quốc gia 2020 lùi đến cuối tháng 7 nên lịch tuyển sinh đợt 1 của các trường ĐH cũng phải lùi 1 tháng so với kế hoạch.
" alt=""/>“Địa phương quyết cho HS trở lại muộn vẫn phải đáp ứng khung kế hoạch năm học”